Tìm hiểu vị thuốc Kha tử

Kha tử là một loại cây mọc hoang, được trồng nhiều ở một số tỉnh miền Nam nước ta. Chúng được biết đến là loài thảo dược quen thuộc có công dụng chữa bệnh rất tốt và được sử dụng rộng rãi.

Kha tử còn có tên gọi khác: Cây chiêu liêu, hạt chiêu liêu, Kha lê, Kha lê lặc v.v…

Đặc điểm tự nhiên

  • Dạng cây gỗ
  • Cao từ 15-20m
  • Lá mọc đối, cuống ngắn. Hoa mọc ở đầu cành hoặc kẽ lá thành bông, tràng hoa màu trắng, có mùi thơm
  • Quả hình trứng, 2 đầu nhọn có 5 cạnh dọc. Đường kính 2,5-3cm; dài 3-5 cm.
  • Vỏ màu nâu nhạt. Hạt cứng, chắc, thịt dày, vị chua chát

Tác dụng theo góc độ y học hiện đại

Có tác dụng giảm ho, giảm đờm, giảm viêm họng. Hoạt chất polysaccharid trong Kha tử có khả năng giảm ho rõ rệt.

Theo đơn vị nghiên cứu Nông nghiệp và sinh học, Viện thống kê Ấn Độ năm 2013, nhờ chất Alloyl mà Kha tử sở hữu hoạt tính kháng virus. Hoạt chất này đóng vai trò quan trọng đối với sự ức chế các vi rút loại 1 và một số vi rút làm giảm hệ miễn dịch của con người.

Kha tử- Vị thuốc chữa ho, khản tiếng - Trung tâm Y tế Huyện Vĩnh Cửu

Kha tử trong Đông y

  • Tính vị quy kinh: vị đắng, cay, se và tính ôn
  • Quy vào phế và đại tràng
  • Công dụng liễm phế chỉ khái, sáp tràng chỉ tả
  • Không dùng kha tử cho các trường hợp mắc hội chứng ngoại cảnh và trong khi tích tụ nhiệt thấp ở trong cơ thể. Không dùng trong trường hợp táo bón, mới cảm ngoại tà

Các bài thuốc đơn giản dùng Kha tử

  1. Ỉa chảy mãn tính, lỵ mãn tính và sa hậu môn (trĩ nội)

Chứng nhiệt: Dùng phối hợp kha tử, hoàng liên và mộc hương dưới dạng kha tử tán.

Hội chứng suy yếu và hàn: Dùng phối hợp Kha tử, anh túc xác, can khương.

2. Ho và hen do phế hư, hoặc ho mạn tính kèm khàn giọng

Dùng phối hợp Kha tử với cát cánh, cam thảo và hạnh nhân. Dùng từ 3-10g, dạng sống để chữa khàn giọng, dạng nướng để chữa ỉa chảy

Sự Thật Quả Kha Tử Chữa Ho - Không Phải Mẹ Nào Cũng Biết ?

3. Trị ho cảm, khan tiếng

Kha tử 4 quả, Cam thảo 6g, Cát cánh 10g, Đồng tiện 150ml, nước 150ml sắc uống.

4. Trị tâm tỳ đau hoắc loạn, thổ tả (do lạnh)

Cam thảo, Can khương, Hậu phát, Lương khương, Kha tử, Mạch nha, Phục linh, Thảo quả, Thần khúc, Trần bì. Lượng bằng nhau. Tán bột ngày uống 2 lần mỗi lần 6g.

5. Chữa ho khản tiếng do phế hư

Kha tử giã dập, bỏ hạt 8g, Cát cánh 10g, Cam thảo 6g. Sắc 3 nước, cô lại còn 200ml chia làm 4 lần uống trong ngày. Dùng thuốc đến khi khỏi.

6. Chữa ho, viêm họng, rát họng

Kha tử 1 – 2 trái rữa sạch lấy phần vỏ nhai ngậm dần nuốt nước.

7. Chữa ngộ độc do thức ăn nhiễm khuẩn, ỉa chảy mãn tính, lỵ mãn tính có sốt

Kha tử nướng chín bỏ hạt 8g, Hoàng liên 5g, Mộc hương 5g làm bột mịn. Chia làm 3 lần uống trong ngày, chiêu với nước sôi để nguội.

8. Trị sâu quảng, vết thương lõm vào

Giáng hương 4g, Kha tử 20 hạt, Ngũ bội tử 20g, Thanh đại 4g. Tán bột trộn với dầu mè bôi. (Kha Tử Tán – Chứng Trị Chuẩn Thằng). Thận trọng và chống chỉ định: Không dùng kha tử cho các trường hợp mắc hội chứng ngoại cảnh và trong khi tích tụ nhiệt thấp ở trong cơ thể. Không dùng trong trường hợp táo bón, mới cảm ngoại tà.

Bài viết liên quan
0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Ý kiến độc giả
Inline Feedbacks
View all comments