Chuối và 4 tác dụng trong y học

Không hề khó khăn để mua chuổi ở Việt Nam, một loại trái cây nhiệt đới phổ biến, ngon và rẻ, dễ trồng. Có lẽ vì vậy mà người Việt ít khi nhìn chuối dưới góc độ dinh dưỡng. Trên thực tế, đây lại là loại trái cây bổ sung năng lượng và chứa dưỡng chất rất tốt. Hơn thế giá trị của nó còn được phát huy cả đối với y học.

Chuối
Loại quả bổ sung năng lượng hoàn hảo.

Chuối – thực phẩm ngon, bổ dưỡng

Một quả chuối cho bữa sáng cũng là cách giúp bạn bổ sung năng lượng hoàn hảo.

Ở Việt Nam, chuối tiêu và chuối tây khi còn xanh sẽ thường chế biến thành một món chính trong bữa cơm như làm rau, bung với lươn hay thịt nạc…

Khi chín, chúng lại đóng vai trò là mộn món ăn tráng miệng, dù luộc, chiên hay phơi, sấy khô hay làm kem và chè đều tạo ra món ăn ngon miệng hoàn hảo.

Không chỉ có quả, hoa chuối và thân cây chuối non khi được thái lát mỏng và làm một trong những thành phần tạo nên món nộm hoặc nấu với, lươn,hoàn toàn bổ dưỡng.

Ngay cả với lá chuối cũng được người Việt tận dụng để gói bánh, chả thịt, nem, vừa tăng thêm mùi vị thơm ngon, hút giải chất độc, lại để được lâu.

Chuối – vị thuốc dân dã phòng trị bệnh - Ảnh 2.

Một vị thuốc quý

Như đã nói ở trên, loại quả này cũng rất tốt trong y học. Đối với y học hiện đại, chúng đặc biệt giàu calo. Khi chín có nhiều chất bột, chất đạm, chất xơ, vitamin và chất khoáng. Ngoài ra còn mang lượng kali, canxi rất cao, phù hợp sử dụng cho người bệnh tim mạch.

Các nhà khoa học khuyến khích các bệnh nhân bị cao huyết áp hay bệnh lý tim mạch nến ăn 2-3 quả mỗi ngày.

Còn với đông y, chuối có vị ngọt tính bình. Tác dụng bổ tỳ, nhuận tràng, lợi tiểu, chỉ khát…

Chuối sứ khi gần chín có thể đem phơi khô rồi tán thành bột ăn 1 ngày vài lần để chữa đau dạ dày. Bạn cũng có thể kết hợp quả chín cùng với cà rốt, thái thành miếng rồi đem sắc nước uống chữa chứng rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy.

Chuối – vị thuốc dân dã phòng trị bệnh - Ảnh 4.
Nhiều bộ phận của cây được dùng làm nguồn thực phẩm phong phú và có tác dụng chữa bệnh.

Chuối tiêu lại có vị ngọt tính hơi hàn và không độc. Có tác dụng tốt trong việc chỉ khát nhuận phổi, giải được nóng ngoài da, trừ chứng nhiệt ở trẻ em do ngoại cảm. Chỉ có một lưu ý nhỏ là không nên sử dụng nhiều bởi nó dễ gây đầy hơi và tiêu chảy.

Hoa của loại quả này nấu hay luộc ăn chữa chứng đau tim, tê nhức.

Lưu ý:

Đây là một loại quả nhiều chất bột và đạm. Đối với những người tỳ vị yếu bụng đang bị khó tiêu, hoặc bị đái tháo đường không nên dùng nhiều.

Xem thêm: Khế trong y học và sức khỏe

Bài viết liên quan
0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Ý kiến độc giả
Inline Feedbacks
View all comments