6 bước rửa mũi đúng cách cho trẻ nhỏ

Ở trẻ nhỏ, sức đề kháng còn yếu nên là đối tượng dễ bị vi khuẩn và virus tấn công nhất, đặc biệt là đường hô hấp. Vệ sinh khoang mũi cho trẻ nhỏ sẽ là bước cần thiết chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Tuy nhiên không phải ai cũng biết vệ sinh đúng cách.

rửa mũi
Rửa mũi cho trẻ

Rửa mũi đúng cách có tác dụng gì?

Rửa mũi đúng cách cho trẻ sẽ giúp các bé loai bỏ được bụi bẩn, các chất nhờn hay dị vật, vi khuẩn, virus tồn tại trong mũi. Từ đó sẽ giảm nguy cơ trẻ nhiễm bệnh và tăng hiệu quả điều trị bệnh.

Rửa mũi đúng cách là điều hết sức quan trọng, bởi nếu vệ sinh sai cách. Trẻ nhỏ sẽ bị sặc hoặc thậm chí là đẩy dịch lên tai và gây ra bệnh viêm tai giữa.

• Để rửa mũi, bạn có thể chuẩn bị 1 bơm tiêm tròn hay 1 bình có vòi chuyên dụng cho vệ sinh mũi; 

• Bạn có thể mua dung dịch vệ sinh mũi chuyên dụng hoặc chỉ cần nước muối sinh lý 0,9% cũng được. 

Rửa mũi đúng cách
Rửa mũi đúng cách giúp loai bỏ chất nhờn, dị vật, thức ăn, vi khuẩn, virus trong mũi, giảm nguy cơ nhiễm bệnh, tăng hiệu quả điều trị bệnh.

Kỹ thuật rửa mũi tiêu chuẩn bao gồm 6 bước: 

  1. Đặt trẻ trên gối cao hoặc nằm nghiêng trên một mặt phẳng như giường hay ghế làm thủ thuật để tránh làm bé bị sặc đường thở khi vệ sinh

   2. Dùng chai hoặc bình rửa mũi đã chuẩn bị, làm ấm dung dịch rửa mũi bên trong. Ở trẻ lớn và người lớn có thể đứng để rửa mũi. Khi rửa, hãy nghiêng người về phía bồn rửa khoảng 45 độ, nghiêng đầu để nước muối có thể chảy từ mũi này sang mũi kia và xuống bồn rửa; 

  3. Đặt vòi của bình hoặc bơm tiêm vào một bên cánh mũi của trẻ. Sau đó từ từ xịt hoặc bơm nước muối vào mũi. Trong khi thực hiện bước này, lưu ý cần phải mở miệng để thở, không được thở bằng mũi

Rửa mũi đúng cách
Vệ sinh mũi ở người lớn

 

  4. Khi nước muối đi vào từ mũi này và chảy sang mũi bên kia để đi ra ngoài, nước muối hãy dung dịch vệ sinh mũi có thể chảy xuống miệng nhưng sẽ không ảnh hưởng. 

5. Sau khi đã hoàn tất bước trên, bạn nên xì mũi nhẹ để làm sạch lại toàn bộ khoang mũi. Không nên xì mạnh và không cố gắng xì hết nước muối. Sau đó thực hiện tương tự với phần mũi bên kia.

6. Cuối cùng hãy vệ sinh dụng cụ xịt, rửa mũi và lau sạch, để nơi khô ráo, sạch sẽ. 

Bạn có thể dùng máy hút mũi hoặc dây hút mũi có đầu tròn đặt ở cửa mũi của trẻ để hút sau khi rửa. Một cách khác là bạn có thể lấy khăn xô mềm lau nước muối và dịch mũi chảy ra cjp trẻ 

Nếu gặp khó khăn trong quá trình rửa mũi khi trẻ bị bệnh cần đưa ngay tới cơ sở y tế để thực hiện đúng quy trình tránh gây tổn thương và làm nặng bệnh cho trẻ .

rửa mũi cho bé?
Rửa mũi bằng kim tiêm

Một điều cần chú ý nữa là bạn không nên lạm dụng việc vệ sinh rửa mũi quá nhiều, sẽ gây teo niêm mạc mũi và tổn thương niêm mạc mũi.

Xem thêm: 4 dấu hiệu ở ngón tay cảnh báo sức khỏe

Bài viết liên quan
0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Ý kiến độc giả
Inline Feedbacks
View all comments