Mộc hương – có chữa được đau dạ dày ?

Cây mộc hương là cây thuốc Nam quý điều trị bệnh đau dạ dày rất hiệu quả. Tìm hiểu bài viết chữa đau dạ dày tư cây mộc hương rất đơn giản và hiệu quả sau đây nhé:

Nhận biết cây mộc hương:

Mộc hương là cây sống lâu năm, rễ to, đường kính có thể đến 5cm, vỏ ngoài mầu nâu nhạt. Phía gốc có lá hình 3 cạnh tròn, dài 12 – 30cm, rộng 6 – 15cm, cuống dài 20 – 30cm, có rìa. Mép lá nguyên và hơi lượn sóng, 2 mặt đều có lông, mặt dưới nhiều hơn. Trên thân cũng có lá hình 3 cạnh, nhưng càng lên trên lá càng nhỏ dần. Mép có răng cưa, cuống lá càng lên cao càng ngắn lại, phía trên cùng lá gần như không cuống hoặc có khi như ôm lấy thân cây. Hoa hình đầu, mầu lam tím. Quả bế, hơi dẹt và cong, mầu nâu nhạt, có những đốm mầu tím.

chữa đau dạ dày từ cây mộc hương

Cây mộc hương

Cây mộc hương có công dụng chữa bệnh đau dạ dày:

Cây Mộc Hương chữa bệnh đau dạ dày được gọi với một số tên gọi khác như: Ngũ Mộc hương, Mộc hương thần, Nhất căn thảo, ại thông lục.

Cây Mộc Hương chữa bệnh đau dạ dày là loài cây thảo sống lâu năm, rễ to. Thân của cây Mộc Hương có hình trụ rỗng, cao từ 1,5 đến 2m. Vỏ của cây Mộc Hương có màu nâu nhạt. Lá của cây Mộc Hương mọc so le, phiến lá chia thùy không đều ở cuống. Lá của cây Mộc Hương dài từ 12 đến 30cm. Mép lá của cây Mộc Hương khía răng, có lông ở cả hai mặt nhất là ở mặt dưới; cuống lá dài từ 20 đến 30cm. Có hoa hình đầu; hoa có màu lam tím. Quả của cây Mộc Hương hơi dẹt, có màu nâu nhạt xen lẫn những đốm nhỏ màu tím.

Cây Mộc Hương thích hợp với những vùng khí hậu mát mẻ như các vùng núi phía Bắc Việt Nam, Tam Đảo, Đà Lạt. Thu hoạch vào tháng 1 hoặc tháng 2 khi cây Mộc Hương bắt đầu tàn lá. Khi thu hoạch cần lưu ý tránh làm gãy nát. Bỏ phần mấu thân cây. Đào lấy củ, rửa sạch, phơi khô hoặc sấy để bảo quản và sử dụng lâu dài.

Theo Đông Y, cây Mộc Hương có vị cay, đắng, tính ấm. Cây Mộc Hương có tác dụng hành khí chỉ thống, kiện tỳ tiêu tích. Có tác dụng làm tan ứ trệ, hòa tỳ vị, đuổi phong tả, tả khí hỏa, phát hãn, giải cơ biểu. Còn có tác dụng lý khí, dùng để hành khí giảm đau, kiện tỳ, chỉ tả. Cây Mộc Hương còn có tác dụng hòa hoãn hành khí, trợ sức cho đại tràng, chỉ tả lỵ. Trong dân gian và Đông Y thường dùng cây Mộc Hương điều trị các triệu chứng đau, trúng khí độc bất tỉnh, chữa tiểu tiện bế tắc, chữa đau bụng, điều trị chứng khó tiêu, trướng bụng, đầy hơi, điều trị nôn mửa, đi lỵ.

Bài thuốc nam dùng cây mộc hương 

Bài thuốc nam dùng cây Mộc Hương chữa lỵ mạn tính:

Mộc hương, Hoàng liên lượng bằng nhau, tán bột, ve thành viên, mỗi lần uống 0,2 – 0,5g, uống ngày 2 đến 3 lần.

Bài thuốc nam dùng cây Mộc Hương chữa tiêu chảy:

Mộc hương, Bạch truật, Mạch nha, Chỉ thực, Hoàng liên, Sơn tra, Trần bì, Thần khúc, mỗi vị 12g; Liên kiều, Sa nhân, La bạc tử mỗi vị 8g. Tán nhỏ làm viên. Ngày uống từ 4 đến 8g. Dùng đến khi hết bệnh.

Bài thuốc nam dùng cây Mộc Hương chữa lỵ cấp tính:

Mộc hương 8g, Hoàng liên 20g, Khổ sâm, Kạch thược mỗi vị 12g, chỉ xác 8g, Cam thảo 4g. Tán bột làm viên hoàn. Ngày uống từ 10 đến 20g.

Bài thuốc nam dùng cây Mộc Hương chữa rối loạn tiêu hóa:

Mộc hương 6g, Bạch truật, Hoài sơn, Ý dĩ, Phòng đẳng sâm mỗi vị 12g, Phụ tử chế 8g, Can khương, Chỉ thực, Thương truật mỗi vị 6g, Xuyên tiêu, Nhục quế mỗi vị 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài thuốc nam dùng cây Mộc Hương chữa viêm đại tràng:

Mộc hương, Bạch truật, Phòng đẳng sâm, Ý dĩ mỗi vị 12g, Hoàng bá, Hoàng liên, Uất kim, Xuyên khung mỗi vị 8g, chỉ thực 6g. Sắc uống ngày 1 thang. Liệu trình từ 5 đến 10 thang.

Bài thuốc nam dùng cây Mộc Hương chữa viêm loét dạ dày:

Mộc hương 6g, Đương quy, Bạch thược, Phục linh, Kỷ tử, Đại táo mỗi vị 12g; Xuyên khung 10g; A giao, Táo nhân mỗi vị 8g; Ngũ vị tử, Trần bì mỗi vị 6g, Gừng 2g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống từ 5 đến10 thang.

Thẻ:
Bài viết liên quan
0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Ý kiến độc giả
Inline Feedbacks
View all comments