Tư thế ngồi bắt chéo chân là một trong những thói quen ngồi cực kỳ phổ biến. Việc ngồi với tư thế này trong thời gian dài có thể gây nhiều tổn thương cho cơ thể không chỉ đối với chân mà còn gây tác hại đến nhiều bộ phận khác của cơ thể.
Bắt chéo chân gây giãn tĩnh mạch
Khi ngồi ở tư thế này trong thời gian dài trên 15 phút. Sự lưu thông mái ở tĩnh mạch có thể sẽ bị tắc nghẽn, về lâu dài sẽ khiến cơ thể nổi những gân xanh ở phần bắp chân. Đây chính là chững suy giãn tĩnh mạch mà chúng ta đang nói tới.
Dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương
Tư thế ngồi bắt chéo chân còn làm cho dây thần kinh ngoại biên bị chèn ép. Đây là dây thần kinh năm ở phía ngoài bắp chân, cơ địa nông và dễ bị tổn thương. Nếu chỉ tổn thương nhẹ, bạn sẽ cả thấy mu bàn chân tê tê, còn ở trường hợp nặng sẽ khiến cho dây thần kinh ở bàn chân bọ tổn thương rất lớn, khó phục hồi nếu không được điều trị.
Đau thắt lưng và ảnh hưởng đến cột sống
Ở trạng thái khỏe mạnh, cột sống của con người đều có độ cong sinh lý rất tốt. Nhưng với người thường xuyên ngồi tư thế bắt chéo chân cũng có thói quen gập người và hay khom lưng. Khi thói quen này được thực hiện trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến độ cong bình thường ở cột sống. Ở trường hợp nặng sẽ xảy ra hiện tượng vẹo cột sống, cơ và dây chằng bám xung quanh cột sống cũng chịu tổn thương với một lực kéo tương đương. Từ đó dẫn đến đau thắt lưng.
Các bệnh về phụ khoa
Khi phần đùi trong tiếp xúc gần nhau, nhiệt độ cục bộ ở đáy chậu sẽ tăng và tạo môi trường ẩm và ấm – môi trường vốn phù hợp với sự sinh sôi của vi khuẩn gây bệnh. Từ đó các bệnh như viêm nhiễm âm hộ hình thành. Với những phụ nữ có triệu chứng đau bụng ở thời kỳ kinh nguyệt, thì đây chính là yếu tố làm tăng sự trầm trọng của bệnh.
Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nam giới
Bắt chéo chân không chỉ gây ảnh hưởng sức khỏe sinh sản của nữ giới, mà tình trạng này cũng xảy ra tương tự với phái nam. Nó cũng làm tăng nhiệt độ của đùi trong và xung quanh bộ phận sinh dục tăng lên, môi trường này có nhiệt độ cao hơn bình thường và có khả năng gây chết tinh trùng hoàn toàn. Về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Gây thoái hóa khớp gối
Áp lực ở khớp gối sẽ tăng lên khi bạn bắt chéo chân, đặc biệt là ở người già. Động tác này sẽ làm cho sụn ở khớp gối của bạn bị hao mòn. Đối với những người cao tuổi đã bị thoái hóa khớp gối sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hoá khớp gối.
Một số bệnh mãn tính
Ngoài ra, đối với những người mắc các bệnh mãn tính cũng không nên ngồi bắt chéo chân. chẳng hạn như bệnh nhân đái tháo đường có tuần hoàn máu kém, thực hiện tư thế này lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến tuần hoàn máu của các chi dưới, nguy hiểm nữa đó là gây tiểu đường bàn chân hay cụt chi- một biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, nó cũng có thể dẫn đến suy giảm năng lực sống, không có lợi cho bệnh nhân đang phục hồi chức năng hô hấp. Vì vậy, đối với bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), cần tránh ngồi bắt chéo chân để không làm nặng thêm tình trạng tổn thương chức năng phổi.
Xem thêm: 3 thói quen ăn uống của người Nhật giúp họ sống thọ