Mất ngủ là tình trạng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và tinh thần của chúng ta. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này: có thể do tâm tỳ hư, can khí uất, thận âm hư gây nên. Bạn có thể thử bấm 4 huyệt đạo dưới đây để cải thiện tình trạng.
Mất ngủ do tâm tỳ
Một số người gặp chứng mất ngủ ngày càng nghiêm trọng. Bên cạnh đó còn gặp một số biểu hiện như tinh thần mệt mỏi uể oải. Thường có triệu chứng hay quên, hồi hộp; kèm theo chán ăn, ăn không ngon, chân tay mềm thiếu lực, thỉnh thoảng đau vùng trước tim, chất lưỡi nhợt nhạt; mạch tế vi.
Nếu lá lạch gặp vấn đề thì thường gặp chứng sôi bụng, đại tiện lỏng, mất ngủ hoàn toàn. Phép trị là bổ tâm tỳ.
Cách trị: Tác động vào các huyệt: Tỳ du, tâm du, túc tam lý, nội quan, tam âm giao, thần môn.
Huyệt Tỳ du: nằm dưới gai sống lưng số 11, đo ngang ra 1,5 thốn.
Huyệt Tâm du: Năm ở dưới gai sống lưng 5, đo ngang ra 1,5 tấc.
Huyệt túc tam lý: Ở dưới mắt gối ngoài 3 tấc, phía ngoài xương mác khoảng 1 khoát ngón tay. Chỗ cơ cẳng chân trước, khe giữa xương chầy và xương mác. Hoặc úp lòng bàn tay vào giữa đầu gối, đầu ngón tay giữa chạm vào xương ống chân (xương chày), từ đó đo ra 1 tấc là huyệt.
Huyệt Nội quan: Trên cổ tay 2 tấc, dưới huyệt gian sử 1 tấc, giữa khe gân cơ gan tay lớn và bé.
Huyệt Tam âm giao: huyệt này nằm sát bờ sau – trong của xương chày, bờ trước cơ gấp dài các ngón chân và cơ cẳng chân sau. Từ đỉnh cao của mắt cá chân trong đo lên 3 tấc.
Huyệt thần môn: Ởphía xương trụ, nằm trên lằn chỉ cổ tay, nơi chỗ lõm sát bờ ngoài gân cơ trụ trước và góc ngoài bờ trên xương trụ.
Mất ngủ do âm hư hỏa vượng
Người bệnh mất ngủ ngày một tăng kèm theo chứng đau lưng, ù tai, nặng đầu và choáng váng từng cơn đi với biểu hiện mắt thâm quầng. Miệng họng khô, chất lưỡi đỏ, thường xuyêm mệt mỏi và bốc hỏa về đêm. Người bệnh ra mồ hôi trộm; mạch tế sác.
Cách trị: tư âm tiềm dương an thần.
Các huyệt cần tác động: Tam âm giao, túc tam lý, thận du, tỳ du, nội quan, thần môn, thái xung.
Thái xung: Sau khe giữa ngón chân 1 và 2, đo lên 1,5 tấc, chỗ lõm tạo nên bởi 2 đầu xương ngón chân 1 và 2.
Thận du: Dưới gai sống thắt lưng 2, đo ngang ra 1,5 tấc, ngang huyệt mệnh môn.
Vị trí huyệt tam âm giao.
Mất ngủ do tâm đởm đều suy
Người bệnh mất ngủ, ăn không tiêu, ngực sườn đầy tức, đánh trống ngực, đại tiện thất thường có khi sống phân. Kèm theo đau đầu từng cơn, tiểu tiện vàng, mệt mỏi bủn rủn; rêu lưỡi vàng, chất lưỡi bệu nhợt; mạch hư nhược. Phép trị là bổ tâm đởm trừ phiền. người bệnh
Các huyệt cần tác động: Tỳ du, can du, đởm du, nội quan, thần môn, khí hải, túc tam lý.
Đởm du: Dưới gai sống lưng 10, đo ngang ra 1,5 tấc.
Khí hải: Lỗ rốn thẳng xuống 1,5 tấc.
Can du: Dưới gai sống lưng 9, đo ngang ra 1,5 tấc.
Mất ngủ do vị khí bất hòa do đờm thấp ách tắc
Những người mất ngủ cùng với các triệu chứng ngực đầy tức, nóng ruột bồn chồn, lợm giọng có cảm giác muốn nôn mửa, đầu nặng, choáng váng, chán ăn, rêu lưỡi trắng nhờn; mạch hoạt. Phép trị là tiêu đàm hòa vị.
Các huyệt cần tác động: Nội quan, thần môn, túc tam lý, đởm du, thái xung, kỳ môn.
Huyệt kỳ môn: Huyệt nằm trên đường thẳng ngang qua đầu ngực, trong khoảng gian sườn thứ 6-7.
Lưu ý:
Day ấn huyệt cần kiên trì và thực hiện đều đặn. Ngày làm 1 – 2 lần, mỗi huyệt 1 – 2 phút.
Hạn chế sử dụng các chất kích thích như trà, cà phê, rượu bia buổi tối.
Không nên ăn quá no trước, nên ăn bữa tối cách 2-3 giờ trước khi ngủ.
Kết hợp ngâm chân thảo dược (quế, sả, gừng) mỗi tối bằng nước ấm trước khi đi ngủ sẽ làm lưu thông máu, giải tỏa căng thẳng.
Xem thêm: Lương y Lý Văn Nguyên- địa chỉ “vàng” cho bệnh nhân ung thư