Giải pháp ngăn ngừa lạm dụng rượu trong đại dịch

Vì sao COVID-19 làm gia tăng lạm dụng rượu?

Lạm dụng rượu được định nghĩa là uống rượu đến mức gây hại, nhưng vẫn uống, bất chấp hậu quả. Tuy nhiên, người lạm dụng rượu chưa đạt đến mức độ nghiện rượu, nghĩa là họ chưa có hội chứng cai rượu khi ngừng uống rượu đột ngột.

Khi phải thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phong tỏa, giãn cách xã hội, người ta ít đi ra khỏi nhà. Không phải làm việc, không lái xe, không tụ tập đông người thì họ sẽ làm gì để giết thời gian ở nhà? Ngoài ba bữa ăn, xem tivi cả ngày cũng chán, họ lại quay ra… uống rượu.

Ngày này qua ngày khác, họ uống rượu đều đặn với số lượng ngày càng tăng dần. Hãy thử tưởng tượng hoàn cảnh của họ, không lái xe nên không sợ cảnh sát giao thông bắt gặp, không đến cơ quan nên không sợ sếp phạt vì tội uống rượu trong giờ làm việc. Không tụ tập đông người nên không ai biết mình đã uống rượu.

Như vậy chúng ta dễ dàng nhận thấy, mặc dù dịch COVID-19 không gây ra lạm dụng rượu và nghiện rượu, nhưng nó làm cho tình trạng lạm dụng rượu và nghiện rượu của con người ta trầm trọng hơn.

 Làm gì để ngăn ngừa tình trạng lạm dụng rượu?

Biện pháp hữu hiệu nhất là cấm bán rượu, bia trong vùng phong tỏa, cách ly! Vì cấm bán đồ uống có cồn thì chẳng ai có thể mua rượu bia mà uống được. Cấm bán rượu bia có khả thi không? Chúng ta cấm bán hàng ăn, cắt tóc, cà phê… những dịch vụ không thiết yếu được thì tại sao lại không cấm bán rượu bia được? Suy cho cùng thì rượu bia đâu có phải là hàng hóa thiết yếu! Cửa hàng nào vi phạm sẽ bị buộc đóng cửa trong thời gian cách ly xã hội.

Đại dịch COVID-19 đã gây ra cho xã hội quá nhiều vấn đề phải giải quyết, giờ đây chúng ta lại có thêm một mối bận tâm mới trong quãng thời gian đầy khó khăn này!

Nguồn:

PGS.TS. Bùi Quang Huy

((Chủ nhiệm Khoa Tâm thần Bệnh viện Quân y 103))

Bài viết liên quan
0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Ý kiến độc giả
Inline Feedbacks
View all comments