7 tác dụng của món ăn từ chim bồ câu

Chim bồ câu- Ảnh 1.

Chim bồ câu – vị thuốc trị bệnh

Trong Đông y, chim bồ câu được gọi là cáp điểu hay gia cáp gồm thịt chim (cáp điểu nhục), tiết chim (cáp điểu huyết) và phân chim (cáp điểu phân). Trong một số trường hợp, trứng chim (cáp điểu noãn) cũng được dùng trong hỗ trợ và điều trị bệnh.

Trong thịt chim bồ câu có chứa khoảng 22,14% protid và 1% lipid cùng các muối khoáng. Còn trong tiết chim lại chứa nhiều chất đạm, sắt và huyết sắc tố. Lương y thường khuyên những người cao tuổi, phụ nữ và trẻ em sử dụng cháo thịt bồ câu ăn để bồi bổ thể trạng.

Cải thiện chứng liệt dương , thiếu máu, hoa mắt, hay choáng voáng: Đầu tiên lấy 1 con chim bồ câu non và 5 con chim sẻ làm thịt, bỏ hết lòng ruột đi, cắt nhỏ và đem sấy khô giòn để tán bột mịn, dùng 120g đỗ trọng sao tồn tính rồi cũng tán nhỏ cùng với 4g muối rang. Bạn trộn đều các loại bột đã tán với nhau, sau đó luyện với mật ong đem thành viên bằng hạt ngô. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 15 viên với nước ấm.

Chim bồ  Ảnh 2.

– Thịt chim bồ câu tần với yến sào, đỗ xanh, nếp vàng và mộc nhĩ:

Công dụng: Bồi bổ cơ thể, phù hợp cho mọi lứa tuổi

Cách làm: Làm thịt một con chim bồ câu non sau đó đem bỏ ruột và chặt nhỏ; dùng 30g hoàng kỳ và 30g câu kỷ tử, đem phơi khô và thái nhỏ, trộn đều, thêm nước, hấp cách thủy cho chín nhừ, thêm gia vị, rồi ăn cái, uống nước. Cứ 3 ngày ăn một lần. Dùng 3-5 lần.

– Chữa chứng mệt mỏi hay quên, chóng mặt , chân tê dại rã rời, lưng đau mỏi: Chuẩn bị 1 con chim bồ câu, 15g đông trùng hạ thảo, 15g hoài sơn, 10g long nhãn, 10g mộc nhĩ trắng, 15g hạt sen, gừng, đường phèn. Tất cả rửa sạch rồi đem đi hầm ăn.

– Hỗ trợ điều trị tiểu đường: Làm thịt 1 con bồ câu, nấu chín cùng với 15g mộc nhĩ trắng hoặc 30g hoài sơn và 20g ngọc trúc. Ăn cái, uống nước làm một lần trong ngày.

Chim bồ câu  - Ảnh 3.

– Ngoài ra, thịt chim bồ câu có tác dụng Chữa lở ngứa , phong bạch điến, lao hạch, giải các loại độc của thuốc, phòng ngừa độc của đậu mùa.

– Một tác dụng nữa là Chữa các thuốc độc, ích khí, hòa tinh. Trị phong lở ngứa, xích bạch điến.

– Còn về phần Tiết bồ câu trộn với bột xơ mướp đốt tồn tính (1 quả) làm thành bánh, phơi khô; khi dùng, tán nhỏ ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g với rượu vào lúc đói, rất tốt để chữa tình trạng kinh nguyệt không đều, kinh bế lâu ngày không thông.

Lưu ý: Thịt bồ câu nên lựa loại bồ câu lông trắng tinh thì thịt nó mới tốt. Các loại bồ câu khác, tuy ăn cũng bổ nhưng có hơi độc. Người đang có bệnh không nên dùng

Xem thêm: 5 món ăn bài thuốc từ lá mơ lông

Bài viết liên quan
0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Ý kiến độc giả
Inline Feedbacks
View all comments