Ung thư cổ tử cung – một trong những căn bệnh hàng đầu ám ảnh đối với phụ nữ. Tầm soát và phát hiện sớm căn bệnh này sẽ rất quan trọng để giảm thiểu những ảnh hưởng của nó đối với chất lượng cuộc sống cùng sức khỏe người bệnh.
Việc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung sẽ giúp người bệnh giảm thiểu rủi ro muộn mà căn bệnh gây ra, tăng chất lượng điều trị và tiết kiệm chi phí điều trị.
Ung thư cổ tử cung thường có diễn tiến tương đối âm thầm trong khoảng 10 – 15 năm. Chính vì thế, các chị em phụ nữ có thể quan sát và phát hiện các dấu hiệu của bệnh nếu chăm chỉ khám sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư phụ khoa. Đặc biệt cần thay đổi lối sống khoa học nhằm phòng ung thư vú.
Khi được phát hiện và điều trị sớm, tí lệ chữa khỏi và sống khỏe mạnh trên 5 năm của bệnh ung thư cổ tử cung sẽ càng lớn. Tỷ lệ chữa khỏi này phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn tiến triển của bệnh:
Đối với ung thư ở thể nhẹ, chưa di căn: Tỷ lệ sống trên 5 năm lên đến 96% khi được điều trị tích cực. Tỷ lệ này sẽ giảm dần khi phát hiện ở các giai đoạn càng muộn.
Ung thư cổ tử cung giai đoạn I: Tỷ lệ sống trên 5 năm là 80 – 90%.
Ở giai đoạn II: Tỷ lệ sống trên 5 năm giảm xuống còn 50 – 60%.
Giai đoạn III: Tỷ lệ sống trên 5 năm sẽ là 25 – 35%.
Giai đoạn IV: Tỷ lệ này chỉ còn dưới 15%.
Đặc biệt nghiêm trọng, theo thống kê thì hơn 90% bệnh khi tái phát di căn xa sẽ tử vong trong vòng 5 năm.
Các bước tầm soát ung thư cổ tử cung
Cách tốt nhất để phát hiện những bất thường và dấu hiệu tiền ung thư hay ung thư giai đoạn sớm chính là tầm soát và kiểm tra thường xuyên
Vì thế, chị em phụ nữ nên tập thói quen đi khám phụ khoa định kỳ và làm các xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung theo chỉ định của bác sĩ. Các bước tầm soát ung thư cổ tử cung bao gồm
- Khám phụ khoa
2. Soi cổ tử cung, một số trường hợp có thể kèm theo chấm acid acetic hoặc dung dịch Lugol nhằm phát hiện các tổn thương bất thường.
3. Làm xét nghiệm: PAPTEST là một xét nghiệm tương đối đơn giản, nhằm tìm những thay đổi bất thường của các tế bào ở cổ tử cung.
4. Xét nghiệm HPV: đây là loại xét nghiệm rất có giá trị trong việc sàng lọc căn bệnh ung thư cổ tử cung.
5. Sinh thiết cổ tử cung: nếu phát hiện có các dấu hiệu bất thường qua soi cổ tử cung hoặc xét nghiệm Pap có tế bào bất thường.
6. Thực hiện một số xét nghiệm khác như: siêu âm ổ bụng, xét nghiệm máu…
Những điều cần lưu ý
– Phụ nữ nên thăm khám, làm xét nghiệm này trong lúc không có kinh nguyệt.
– Không bôi kem hay đăt thuốc vào âm đạo và không nên sinh hoạt tình dục trong vòng 48 giờ trước khi xét nghiệm Pap.
Xem thêm: 4 dấu hiệu của ung thư ruột