Gout là một dạng viêm khớp rất phổ biến nhất trên toàn thế giới, đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất của căn bệnh này là nam giới. Gout có thể thăm nam giới bất kỳ lúc nào sau độ tuổi dậy thì. Trong khi đó, với phụ nữ phải là sau thời kỳ mãn kinh mới có thể nhận thấy các triệu chứng. Dưới đây là những loại thực phẩm mà bệnh Gout rất thích để ngày càng phát triển mạnh, làm trầm trọng thêm tình trạng viêm, sưng cho bệnh nhân.
Thịt đỏ: Thị đỏ vốn là thực phẩm rất giàu protein. Khi ăn quá nhiều, lượng protein dư thừa sẽ được cơ thể chuyển hóa thành chất béo dưới da, bên cạnh đó nó cũng sản sinh ra axit uric. Mặc dù bạn không cần phải “nhịn” ăn thịt đỏ hoàn toàn. Nhưng các bác sĩ lưu ý bạn nên tránh ăn các loại thịt bò, ngựa hay dê.
Nội tạng động vật: Gan, dạ dày,… các loại nội tạng động vật hầu hết đều chứa lượng purin cao, chúng làm mức độ viêm cũng như nồng độ axit uric trong máu tăng cao. Những thực phẩm có hàm lượng purin cao là nguyên nhân chính gây ra bệnh gout. Ảnh: Neomed.
Hải sản: Tôm, sò điệp, trai…, hay những loài động vật có vỏ nói chung hầu hết đều chứa hàm lượng purin cao hơn nhiều các loại thực phẩm khác. Chúng sẽ làm sản sinh ra các tinh thể axit uric, ứ đọng ở mô mềm cùng các khớp. Bênh cạnh đó, người mắc bệnh gout cũng cần lưu ý tránh những loại cá như cá cơm, cá mòi, cá thu, cá trích…
Rượu, bia: Rượu và bia có thể gây mắc và làm khả năng tái phát bệnh gout vì làm mức độ axit uric trong cơ thể tăng. Bia rượu cũng khiến người bệnh khó xử lý và đào thải axit uric ra khỏi cơ thể một cách hiệu quả.
Đồ uống có đường: Nếu bạn đangphải điều trị bệnh gout, bạn cần tránh đồ uống chứa chất ngọt nhân tạo như soda hay nước trái cây là thứ cần tránh. Chất ngọt trong những loại đồ uống trên có thể làm bạn tăng cân, đồng thời chúng còn kích thích cơ thể bạn sản sinh ra nhiều axit uric hơn. Một số nghiên cứu cho kết quả thấy rằng nam giới tiêu thụ nhiều đường fructose sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout hơn.
Các loại rau nhiều: Một vài loại rau có chứa lượng purin cao điển hình như măng tây, rau bina, súp lơ hay nấm. Dù vậy nhưng các loại rau chứa lượng purin ít hơn so với thịt, cơ thể cũng có thể chuyển hóa và bài tiết purin từ rau hiệu quả hơn so với thịt đỏ. Bạn vẫn có thể ăn những loại rau này, chỉ cần không ăn chúng hàng ngày.
Cà phê: Vốn là loại đồ uống chứa caffeine, và caffein là thứ tuyệt đối không được phép dùng cho người bệnh gout. Caffeine là chất lợi tiểu tương đối mạnh, đồng nghĩa với việc nó đẩy nước ra khỏi cơ thể. Điều này không tốt cho người đang gặp khó khăn vì gout. Nếu cơ thể mất nhiều nước, axit uric sẽ tích tụ ở các khớp xương và gây đau dữ dội vô cùng khó chịu.